Ngày trước còn là sinh viên tôi vẫn hiên ngang cho rằng mình còn trẻ còn sức là còn thức. Song đến đoạn sau này càng nghĩ càng thấy nó thật là một suy nghĩ bồng bột chưa trải sự đời các bạn ạ. Tình trạng sức khỏe của tôi những năm tháng đó như một kí ức tối sợ hại khi nhắc lại, tôi không muốn bất kì bạn trẻ nào trải qua quãng thời gian như tôi nên hãy cùng tôi tìm hiểu chân ái cho nguồn sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ
Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 25% người trẻ (tuổi từ 18 – 30) thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, không đảm bảo chất lượng. Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ này thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, phải kể đến như:
- Áp lực công việc, học tập
Cuộc sống hiện đại, áp lực công việc, học tập ngày một lớn, khiến người trẻ thường xuyên đối mặt với stress…. điều này làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- “Nghiện” thiết bị công nghệ
Người trẻ thường có thói quen sử dụng thường xuyên các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính để giải trí vào ban đêm. Tuy nhiên, sóng điện từ, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân gây hại cho hệ thần kinh, mắt và gây mất ngủ ở người trẻ.
- Lối sống thiếu khoa học
Cuộc sống của giới trẻ đa phần sôi động, lịch sinh hoạt thường không cố định; thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học,… những điều này làm cho hormone Melatonin (hormone quyết định giấc ngủ) bị rối loạn, từ đó gây ra bệnh mất ngủ ở người trẻ.
- Sử dụng chất kích thích
Sử dụng các loại đồ uống như rượu, trà, cà phê vào buổi tối trước khi ngủ khiến não bộ hưng phấn, tỉnh táo và dẫn đến khó ngủ ngay sau đó.
- Thừa gốc tự do
Theo các chuyên gia, khi người trẻ tuổi gặp nhiều căng thẳng/stress, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, có thói quen sinh hoạt (ăn uống, nghỉ ngơi) thiếu khoa học… sẽ làm tăng sinh quá mức các gốc tự do trong cơ thể
Khi các gốc tự do sản sinh càng nhiều, chúng sẽ tấn công vào mạch máu, làm tổn thương thành mạch máu, tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa và các cục huyết khối làm hẹp động mạch, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não. Từ đó, gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là chứng mất ngủ.
Thức Khuya dân đến những căn bệnh nguy hiểm gì?
Quy luật tự nhiên ngày và đêm buộc cơ thể phải thích nghi và có những điều chỉnh sinh học phù hợp. Buổi tối là thời gian dành cho việc đi ngủ, cơ thể nghỉ ngơi và tái sinh, đảo lộn quy luật này sẽ dẫn đến nhiều thứ bệnh.
1. Thức khuya có hại cho huyết áp, tim mạch…
Ít ngủ có thể gây tăng huyết áp bởi nó khiến các nơron thần kinh luôn ở trong tình trạng hưng phấn, tác động ngược lại cơ thể, bao gồm cả tim và các mạch máu.
Thường xuyên khó ngủ, mất ngủ sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng, hoạt động quá tải, khiến nhịp tim, huyết áp tăng cao, thậm chí đe dọa hệ tim mạch.
2. Thức khuya tác động xấu đến dạ dày
Thường xuyên ăn vào ban đêm, sẽ khiến cho đường tiêu hóa phải làm việc liên tục, nên việc tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày không thể diễn ra một cách thuận lợi. Hơn nữa, trong khi ngủ, những thức ăn ứ lại ở dạ dày trong thời gian dài sẽ khiến cho dung dịch dạ dày tiết ra nhiều, làm kích thích niêm mạc, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.
3. Có hại cho thần kinh, suy giảm trí nhớ
Nếu thiếu ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến buồn rầu, ủ rũ, mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm xuống. Ngày hôm sau bạn đến cơ quan, đầu óc luôn căng thẳng, không tập trung được trí nhớ, những cơn đau đầu cũng sẽ hành hạ bạn.
Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh. Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh, dẫn đến bị suy giảm trí nhớ.
4. Thức khuya gây hại cho làn da và nguy cơ ung thư vú
Quy luật sinh học của cơ thể cho thấy, thời gian từ 10h đến 11h đêm là thời gian tốt nhất để dưỡng da. Thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn sự tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất, khiến da bị khô, sạm, không có sức đàn hồi, nhợt nhạt, thiếu sinh khí, đôi khi sần sùi và nổi mụn, mắt quầng thâm. Phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng tự nhiên còn làm cho đôi mắt mệt mỏi, thị lực giảm một cách nhanh chóng.
Phụ nữ thức khuya, đặc biệt là làm việc hay sinh hoạt dưới ánh đèn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3 lần so với những người đi ngủ đúng giờ. Nguyên nhân là do ánh sáng của đèn đã ngăn cản cơ thể phụ nữ sản xuất ra chất melatonin – một nội tiết tố tự nhiên được sản sinh khi ngủ trong bóng tối ,thường là từ 11h đêm đến 4h sáng. Chất melatonin là một trong những nhân tố chủ yếu giúp chống lại sự tấn công của bệnh ung thư vú.
Để phòng bệnh ở tuyến vú, tốt nhất các bạn gái nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya. Đây là một trong số rất nhiều tác hại mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn, “ sức khoẻ là vốn quý của con người”, vì thế bạn nên hạn chế thức khuya và duy trì chế độ sinh hoạt hợp lí để cơ thể khoẻ mạnh.
Cách trị mất ngủ cho người trẻ
Theo các nghiên cứu, trung bình một người trưởng thành cần ngủ 7- 8 tiếng một ngày. Đặc biệt, giấc ngủ cần đảm bảo chất lượng, tức là ngủ ngon, liền mạch, sâu giấc, khi thức dậy, cơ thể cảm thấy tỉnh táo và khỏe khoắn để hoạt động cả ngày dài. Và để có thể trị mất ngủ cho người trẻ, có được một giấc ngủ ngon về lượng và chất, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:
1. Điều chỉnh thời gian biểu
Khi mắc chứng mất ngủ, điều bạn cần làm đầu tiên là thay đổi lối sống thiếu khoa học – những thói quen không chỉ khiến bạn mất ngủ mà còn đang âm thầm hủy hoại sức khỏe từ trước đến nay. Một số việc cần thiết nên thực hiện ngay bao gồm:
- Sắp xếp lại lịch làm việc học tập để không phải thức khuya.
- Tạo cho bản thân, thời gian ngủ hợp lý thường là trước 11 giờ và thức dậy lúc 6 giờ sáng, tránh ngủ nhiều vào ban ngày và ngủ nướng vào các ngày cuối tuần.
- Không nên dùng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia hay “ôm” máy tính, điện thoại nhiều giờ liên tục trước khi ngủ.
2. Thư giãn tâm lý
Sau khi kết thúc công việc, bạn có thể đi tắm nước ấm hoặc vận động giãn cơ, thiền, yoga… 10 phút để thả lỏng tâm trí, giúp cơ thể thư giãn thoải mái,tạo cảm giác buồn ngủ từ đó dễ ngủ hơn. Cố gắng loại bỏ những áp lực trong công việc, những điều phiền muộn ra khỏi đầu trước khi đi ngủ.
3. Chống gốc tự do lấy lại giấc ngủ ngon
Như đã chia sẻ ở trên, gốc tự do tăng sinh quá mức là một trong những nguyên gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ hiện nay. Do đó, chặn đứng sự tấn công của gốc tự do, tăng cường máu lên não để lấy lại giấc ngủ sinh lý chính là xu hướng khoa học mới nhất trong việc điều trị mất ngủ.
Qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra 2 tinh chất thiên nhiên Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do, đồng thời kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Khi gốc tự do được “dọn dẹp”, khả năng máu lưu thông dẫn truyền dưỡng chất và oxy đến não hoạt động trơn tru, chức năng thần kinh được phục hồi, giấc ngủ sẽ được cải thiện một cách hiệu quả.
Tất tần tật những dòng trên hoàn toàn dựa trên những kiến thức tôi thu thập được và đích thân thử nghiệm qua nhiều lần. Tôi mong vài dòng này có thể khơi dậy sự yêu thương bản thân trong bạn và bắt đầu cải thiện giấc ngủ của mình ngay hôm nay.