Chắc hẳn rằng không riêng gì tôi mà nhiều người cũng sẽ nhận ra hiện trạng thức đêm ngủ ngày của nhiều người xung quanh chúng ta hoặc có thể chính bạn cung đang là một trong số đó. Điều quan trọng hơn là mấy ai đã biết điều đó mang đến những tác hại khủng khiếp đến thế nào. Bài viết hôm nay của Dean Nguyễn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các mốc thời gian cơ thể hoạt động mỗi ngày và từ đó chỉ ra các tác hại khủng khiếp đang đe dọa sức khỏe của bạn.
1. Tìm hiểu các mốc thời gian hoạt động của từng bộ phận trong cơ thể
Các mốc thời gian cơ thể hoạt động mỗi ngày
Bạn biết không, cũng giống như một cỗ máy thần kì, cơ thể chúng ta hoạt động tuần hoàn liên tục theo từng khung giờ ở từng bộ phận khác nhau. Trước khi bước vào những tác hại của việc thức khuya thì hãy cùng tôi theo dõi nhưng nội dung này để hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình nhé.
- Từ 21-23 h là quãng thời hạn hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này nên giữ trạng thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn giải trí .
- Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.
- Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say
- Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.
- Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này.
- Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn.
- Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.
Theo đồng hồ sinh học
Với chiếc đồng hồ sinh học này, tôi muốn các bạn biết được rằng cơ thể của bạn vẫn đang hoạt động tích cực cả khi bạn đã chìm vào giấc ngủ đấy và bạn ơi nếu cảm thấy đồng sinh học của chúng ta quá lệch so với những mốc thời gian dưới đây thì hãy nhanh chóng thay đổi nó kịp thời nhé.
- Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.
- Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.
- Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc-môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn.
2. Những tác hại khi thức khuya
Thức khuya làm suy giảm trí nhớ
Thời gian ngủ là thời gian để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày hôm đó. Khi bạn thức khuya, bạn đang tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.
Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở người có thói quen thức khuya chính vì thế mà cao gấp 5 lần so với người bình thường. Thế nên hãy nhớ đảm bảo cho não bộ của bạn được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Ảnh hưởng to lớn đến hệ miễn dịch
Trong lúc ngủ, đặc biệt là khung giờ từ 12h đêm đến 4 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra những hóc-môn cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể.
Việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho những hóc-môn trên bị thiếu hoặc bị ngắt hẳn nếu như bạn thức đến tận sáng. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người được ngủ đầy đủ.
Phá hủy hệ tiêu hóa
Các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét nếu tình trạng này kéo dài.
Khiến da bị lão hóa nhanh hơn
Ban đêm là lúc các tế bào da được tái tạo nhanh hơn sơ với ban ngày. Việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của biểu bì.
Điều này khiến cho da bị lão hóa sớm, xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, v.v… Để giữ cho làn da trẻ đẹp, các bạn (đặc biệt là các chị em phụ nữ) nên tạo thói quen ngủ sớm và ngủ đầy đủ.
Thức khuya làm giảm thị lực
Tương tự như các bộ phận trên, ban đêm là thời điểm đôi mắt được nghỉ ngơi và điều tiết sau 1 ngày hoạt động liên tục. Việc thức khuya không những cắt đi thời gian nghỉ ngơi của mắt mà còn ép đôi mắt phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên. Thức đêm thường xuyên sẽ dễ dẫn đến suy giảm thị lực, dễ mắc các bệnh đau mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng mắt, cận thị, loạn thị, v.v…
Hiển nhiên, tôi nghĩ là các bạn đều biết thì thức khuya không hề đem đến một lợi ích nào cho cơ thể. Vì thế hãy xóa bỏ ngay cơn nghiện thức khuya và tập sống lành mạnh theo đúng khung giờ sinh học thôi nào.